×
×

Hỗ trợ trẻ có nguy cơ rối loạn lo âu/trầm cảm_dành cho giáo viên

Ngày cập nhật: 04/12/2021

Hỗ trợ trẻ có nguy cơ rối loạn lo âu/trầm cảm_dành cho giáo viên

Có thể nói rằng trầm cảm/lo âu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt cũng hay gặp ở trẻ vị thành niên bị khủng hoảng, từ mức độ nhẹ nhất cho đến mức độ nặng nề nhất. Trong thực tế lâm sàng trầm cảm/lo âu hay gặp ở trẻ em và vị thành niên, cũng có quan điểm cho rằng đây là biểu hiện bình thường ở giai đoạn này, là biểu hiện thoảng qua hay tình trạng khủng hoảng ở thời kỳ dậy thì, chứ chưa phải hoàn toàn là bệnh lý.

 

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của trầm cảm, giáo viên có thể thực hiện một số hoạt động dưới dây để hỗ trợ trẻ:

1. Tư vấn gia đình đưa trẻ đến khám bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý

2. Hiểu và nhận biết đặc điểm tâm lý của trẻ để có cách tiếp cận phù hợp, như nhạy cảm hơn và tế nhị hơn khi tiếp xúc, nói chuyện với trẻ.

3. Cố gắng lắng nghe nhưng mong muốn của trẻ, luôn để ý và khen ngợi những hành vi tốt hoặc những dấu hiệu tiến bộ của trẻ.

4. Động viên, tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động ở trên lớp. Khuyến khích trẻ chơi với bạn, tham gia hoạt động tập thể hoạt động ngoại khóa, giao lưu với nhóm bạn.

Nguồn: (đang cập nhật)

Follow us