Theo dõi phát triển là quá trình quan sát trẻ lớn lên để xem liệu trẻ có đạt các mốc phát triển thông thường khi chơi, học, nói, vận động và ứng xử với người khác.
Sàng lọc phát triển là việc đánh giá cẩn thận hơn sự phát triển của trẻ, để xác định liệu trẻ có nguy cơ rối loạn phát triển hay không. A365.vn cung cấp các bài đánh giá sàng lọc phát triển khoa học và uy tín cho phụ huynh, giáo viên và cán bộ y tế:
- Bộ câu hỏi ASQ®-3 là một trong những công cụ sàng lọc phát triển quy chuẩn được khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 01 đến 66 tháng tuổi. Đọc thêm về ASQ®-3 hoặc Làm ASQ ngay
- Bảng kiểm M-CHAT-R và MCHAT R/F là công cụ sàng lọc nguy cơ rối loạn tự kỷ cho trẻ từ 16-30 tháng. Đọc thêm về M-CHAT-R hoặc Làm M-CHAT-R ngay
- Bảng kiểm PSC là công cụ sàng lọc những vấn đề về cảm xúc và hành vi cho trẻ từ 4 đến 16 tuổi. Đọc thêm về PSC hoặc Làm PSC ngay
- Bộ sàng lọc các vấn đề về giấc ngủ CSHQ là công cụ sàng lọc những vấn đề liên quan đến giấc ngủ cho trẻ từ 48 tháng đến 12 tuổi. Đọc thêm về CSHQ hoặc Làm CSHQ ngay
- Bảng kiểm BAMBI là bộ công cụ sàng lọc những vấn đề hành vi liên quan đến ăn uống ở trẻ tự kỷ từ 2 đến dưới 11 tuổi. Đọc thêm về BAMBI hoặc Làm BAMBI ngay
- Bộ công cụ sàng lọc nguy cơ rối loạn Tăng động- Giảm chú ý: là công cụ giúp sàng lọc nguy cơ Tăng động- Giảm chú ý và các rối loạn liên quan dành cho trẻ từ 6-12 tuổi. Đọc thêm về VADRS và làm VADRS ngay
Nếu vấn đề chậm phát triển ở trẻ không được phát hiện sớm, trẻ sẽ không nhận được sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời. Điều này khiến trẻ gặp khó khăn khi đến trường, hòa nhập xã hội và sống độc lập về sau.
Theo số liệu thống kê của Mỹ, có tới 17% trẻ trong độ tuổi từ 3-17 có một hoặc nhiều khuyết tật phát triển và hành vi, như rối loạn phổ tự kỷ , khuyết tật trí tuệ (còn được gọi là chậm phát triển trí tuệ) , khó khăn về học, tăng động giảm chú ý (ADHD) . Bên cạnh đó, có nhiều trẻ có các rối loạn về phát triển về ngôn ngữ cũng như những lĩnh vực khác. Tuy nhiên, chưa đến một nửa những trẻ khuyết tật phát triển này được phát hiện trước khi vào cấp 1.
Các thể hiện về nhận thức, cảm xúc, và kỹ năng như mỉm cười, với tay, chỉ tay, vẫy tay “tạm biệt”, bước đi đầu tiên được gọi là những mốc phát triển. Trẻ sẽ thể hiện và đạt được các mốc phát triển này thông qua các hoạt động hàng ngày như: chơi, ăn, học, nói, cư xử và vận động.
Khi trẻ của bạn không đạt được những mốc phát triển tại cùng thời điểm như những trẻ em khác có cùng độ tuổi, thì có thể coi là chậm phát triển.
Nếu bạn là người trực tiếp chăm sóc trẻ, bạn có thể kiểm tra các mốc phát triển của trẻ do Trung tâm phòng chống dịch bệnh (CDC) của Mỹ xây dựng. Bạn cũng có thể tự thực hiện bộ câu hỏi ASQ®-3 để biết được con mình có phát triển tương đương với các trẻ khác hay có nguy cơ chậm phát triển hay không. Nếu bạn băn khoăn liệu con mình có nguy cơ tự kỷ hay không, bạn có thể làm bài . Hay nếu bạn lo lắng về các vấn đề về cảm xúc và hành vi của con, bạn có thể làm bài . Dựa vào kết quả ban đầu của bài kiểm tra, bạn sẽ có cơ sở để quyết định có nên đưa trẻ đến gặp cán bộ y tế hay không?
Nếu bạn băn khoăn liệu con mình:
- Có nguy cơ tự kỷ hay không, bạn có thể làm bộ công cụ M-CHAT.
- Có các vấn đề về cảm xúc và hành vi, bạn có thể làm làm bộ công cụ PSC.
- Có các vấn đề về giấc ngủ, bạn có thể làm bộ làm bộ công cụ CSHQ.
- Có các vấn đề về ăn uống, bạn có thể làm bộ sàng lọc về hành vi trong lúc ăn ở trẻ tự kỷ BAMBI.
- Có vấn đề về Tăng động- giảm chú ý, bạn có thể làm bộ VADRS
Dựa vào kết quả ban đầu của bài kiểm tra, bạn sẽ có cơ sở để quyết định có nên đưa trẻ đến gặp cán bộ y tế hay không?
Các cán bộ y tế (có thể là một nhóm đa ngành về nhi khoa, tâm lý, phục hồi chức năng) sẽ thực hiện thêm các đánh giá chuyên sâu về các lĩnh vực cần quan tâm, sử dụng các bảng hỏi, bản kiểm quan sát chi tiết nhằm đưa ra được kết luận về sự phát triển của trẻ. Thông qua đó cán bộ y tế có thể xác định tình trạng rối loạn phát triển của trẻ và gợi ý liệu trẻ có cần can thiệp hay không và nên can thiệp như thế nào.
Khi trẻ được chẩn đoán rối loạn phát triển, hoặc tự kỷ, hoặc ngay khi trẻ mới có kết quả có nguy cơ chậm phát triển, hoặc nguy cơ tự kỷ, Hãy vào mục Hướng dẫn can thiệp để tiếp cận với các kiến thức, chiến lược can thiệp và các video bài tập can thiệp mẫu cho trẻ tại nhà.